Thủ tục giấy phép xây dựng là gì

Giấy phép xây dựng là gì? Trường hợp nào cần xin giấy phép xây dựng nhà ở?

Có thể nói trong các loại thủ tục pháp lý liên quan đến việc xây nhà thì xin giấy phép xây dựng là phần quan trọng nhất tuy nhiên cũng phức tạp và rắc rối không kém.
Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức để tiến hành xây dựng, sửa chữa, cải tạo hoặc di dời công trình. (Theo Khoản 17 Điều 3 Luật xây dựng năm 2014). Có thể hiểu đơn giản là cá nhân, tổ chức được xây dựng công trình theo ý muốn trong phạm vi được cấp phép, quy định cụ thể trong văn bản Giấy phép xây dựng đã được phê duyệt.
Xin giấy phép xây dựng là một trong những vấn đề pháp lý cần được tiến hành trước khi xây dựng nhà ở. Để có thể tiến hành xây dựng công trình bắt buộc phải có giấy phép xây dựng, trừ vài trường hợp đặc biệt. Vậy xin giấy phép xây dựng có khó không, hồ sơ thủ tục, quy trình xin phép như thế nào? Trong bài viết này một cách chi tiết nhất cũng như thông tin đến bạn những điều cần nắm xoay quanh vấn đề giấy phép xây dựng, cùng theo dõi nhé.

Điều kiện để được cấp phép xây dựng nhà ở

Không phải bất kỳ ngôi nhà nào cũng xin được giấy phép xây dựng. Dưới đây là điều kiện cấp giấy phép xây dựng với một số trường hợp cụ thể được quy định tại Điều 91, 92, 93, 94 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Luật Kiến trúc năm 2019 và Luật số 62/2020/QH14.
1. Điều kiện cung cấp giấy phép xây dựng cho các ngôi nhà riêng lẻ tại đô thị gồm:
a) Tuân thủ mục đích sử dụng đất theo quy hoạch đất đô thị đã được duyệt, mật độ xây dựng .
b) Đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng, cũng như cho các công trình lân cận, và tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng ngừng cháy nổ. Đồng thời, đảm bảo an toàn cho các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khu vực bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu vực di sản văn hóa và di tích lịch sử – văn hóa. Ngoài ra, cũng cần đảm bảo khoảng cách an toàn với các công trình dễ cháy nổ, độc hại, và các công trình quan trọng liên quan đến quốc phòng và an ninh.
c) Phải tuân theo quy định về thiết kế và xây dựng ngôi nhà riêng lẻ tại Khoản 7 của Điều 79 trong Luật này;
d) Thực hiện việc chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Khoản 1 của Điều 95, Điều 96 và Điều 97 trong Luật này.
2. Đối với các ngôi nhà riêng lẻ tại đô thị, chúng phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Mục 1 và phải tuân theo quy hoạch chi tiết xây dựng. Đối với những ngôi nhà riêng lẻ nằm trong khu vực hoặc trên các tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng, thì chúng phải tuân thủ quy chế quản lý quy hoạch và kiến trúc đô thị, hoặc tuân thủ thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Đối với các ngôi nhà riêng lẻ tại nông thôn, việc xây dựng phải tuân theo quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

Hướng dẫn xin giấy phép xây dựng nhà ở chi tiết năm 2024

Nội dung cần chuẩn bị để xin cấp giấy phép xây dựng

1. Tên công trình thuộc dự án
2. Tên và địa chỉ của Chủ đầu tư
3. Địa điểm, vị trí xây dựng; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến
4. Loại, cấp công trình xây dựng
5. Cốt xây dựng công trình
6. Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng
7. Mật độ xây dựng (nếu có)
8. Hệ số sử dụng đất (nếu có)
9. Tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1, số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tầng tum), chiều cao tối đa toàn công trình

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở căn cứ theo Khỏan 1 Điều 95 Luật xây dựng 2014 sẽ bao gồm:
1/ Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng: Mẫu đơn này có thể xin tại UBND cấp xã, phường, quận, huyện hoặc bạn cũng có thể in ra theo mẫu đơn Decox đính kèm bên dưới.
2/  Bản sao y điện tử  chứng nhận
3/ 2 Bộ bản vẽ thiết kế xây dựng kèm Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, chứng chỉ công ty , giấy phép kinh doanh , bằng kỹ sư , kiến trúc báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp pháp luật xây dựng có yêu cầu, gồm:
– Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí của công trình;
– Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình;
– Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp, thoát nước, cấp điện;
4/ Bản cam kết đảm bảo an toàn đối với công trình liền kề hoặc đối với công trình xây chen có tầng hầm.
5/ Bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo công trình xây dựng và công trình kế bên, lân cận theo Điều 11 Thông tư 15/2016/TT-BXD.
Lưu ý: Đối với mật độ công trình có diện tích sàn trên dưới 100m được xây dựng 90 % diện tích trên 100m mật độ xây dựng 70% đến 80%.
KHÁCH HÀNG CÓ NHU CẦU XIN PHÉP HÃY LIÊN HỆ CÔNG TY PHỐ NAM THANH CHÚNG TÔI

Mọi yêu cầu của Quý Khách xin vui lòng liên hệ

====?====?====?====?====?====?====
CÔNG TY TNHH MTV XD TM PHỐ NAM THÀNH
?Số 8, đường B, khu TTHC Dĩ An, Kp Nhị Đồng 2, phường
Dĩ An, Tp Dĩ An, Bình Dương.
?/ Zalo: 0️⃣9️⃣6️⃣4️⃣5️⃣3️⃣9️⃣7️⃣7️⃣9️⃣
☎️/fax: 0️⃣2️⃣7️⃣4️⃣3️⃣7️⃣7️⃣2️⃣6️⃣7️⃣6️⃣
? phonamthanh79@gmail.com
?PHỐ NAM THÀNH: